Chùa địa ngục Tam Đảo

Du lịch Tam đảo được biết đến như một địa điểm hấp dẫn mỗi dịp cuối tuần. Mỗi tuần có rất nhiều du khách đủ mọi lứa tuổi đến với nơi đây, nhất là những ngày hè nóng bức lượng người đến với miền đất ấy lại càng đông hơn.
Tam Đảo vẫn luôn để lại ấn tượng về một miền đất vừa nguyên sơ núi rừng lại vừa nhộn nhịp khách tham quan. Nhưng bạn có biết không, ở đó còn có chùa địa ngục Tam đảo – cái nôi của phật giáo Việt Nam.
Khám phá chùa địa ngục bạn sẽ nhận ra Tam Đảo không hề đơn giản, nơi ấy đầy những bí mật mà có lẽ chỉ khi gắn bó với nơi đây bạn mới có thể cảm nhận hết được. (Chống chỉ định những bạn sợ ma nhé!)
Chua địa ngục Tam Đảo

Lịch sử chùa địa ngục Tam Đảo

Chùa Địa ngục (Địa ngục tự) không giống bất cứ ngôi chùa đạo Phật nào trên mảnh đất Việt Nam, hoang dại và trầm lặng. Mà có thể nói, đó là một ngôi chùa bị lãng quên.
Trong nhiều năm ngôi chùa ẩn sâu trong rừng Tam Đảo, không có trụ trì, rất ít người biết đến. Thậm chí còn có nhiều lời đồn thổi về ngôi đền ma ám trong rừng, truyền tai nhau từ những người thợ rừng Tam Đảo.
Sau đó, dựa vào những tài liệu lịch sử may mắn còn sót lại, người ta dần nghi ngờ đây là Địa ngục tự – cái nôi của nền Phật giáo Việt Nam. Bắt đầu, những có những chuyến “thám hiểm” đi tìm lịch sử ngôi chùa kì lạ ấy.
Năm 2008, một nhóm nhỏ phật tử do sư thầy Thích Thanh Toàn dẫn đầu cùng một số người am hiểu thông đạo núi rừng Tam Đảo, đặt những bước tìm kiếm đầu tiên. Như có một làn sương che mắt, đoàn người vẫn chẳng thể tìm được được dấu vết của chùa dù qua nhiều chuyến đi. Tới lần thứ 7, vào sáng ngày thứ 4, đoàn người mới tìm thấy dấu tích của chùa.
Chùa địa ngục ở Vĩnh Phúc hiện nay là công trình xây dựng lại trên nền đất cũ (ngôi chùa nguyên bản đã không còn), tuy vậy nó cũng có độ tuổi hàng trăm năm.
Trong sách Kiến văn Tiểu lục, nhà sử học Lê Quý Đôn có nhắc đến địa ngục tự: “Chùa vuông vắn, phỏng hơn một trượng, tường nhà toàn bằng đá, cánh cửa hai bên khóa chặt lại bằng khóa sắt lơn trên có viên đá khắc chữ Triện là: “Địa ngục tự” (chùa địa ngục) không biết xây dựng từ thời nào?”. Cùng với các đại danh khác như suối Bạc, khe Giải Oan, chùa Tây Thiên, chùa Đổng Cổ, … hợp thành vùng đất linh thiêng núi Tam Đảo.
Cuốn Kiến văn Tiểu lục không khẳng định chùa là khởi nguồn của đạo Phật, mà chỉ nêu ra lịch sử lâu năm của chùa. Cùng với một bộ sách cổ khác – Lĩnh Nam Trích Quái, đã khẳng định chùa xuất hiện từ thời Hùng Vương, tương truyền là nơi Chử Đồng Tử được nhà sư Phật Quang truyền lại đạo lý Phật môn.
Theo sách sử có ghi lại, chùa địa ngục Tam Đảo gồm 7 toà tháp nhỏ bằng đá, tuy nhiên sau khi được xây dựng lại vài trăm năm trước, chùa hiện chỉ còn lại 4 tòa tháp đá. Sau khi được pháp hiện năm 2009, hiện chùa đang được chăm nom bởi một sư thầy và các sư tiểu, muốn tu hành nơi cùng cốc.
Chùa có một chiếc chuông đồng lớn nặng khoảng 2 tấn, mỗi ngày được đánh 2 lần khi cầu kinh. Ngoài ra, xung quanh chùa là có rất nhiều cây cổ thụ lớn, trầm hương, mộc quế… xen lẫn đó là hệ thực vật nhiệt đới gió mùa, quanh năm hoa nở, bạn có thể cảm nhận được bình an mỗi khi đến chùa (dù tên chùa khá rùng rợn).
Quanh chùa hay có những bùa yểm bằng vải vàng, viết kinh phật và một vùng cấm địa của sư trụ trì, nghe đâu nơi xây chùa có vị trí quan trọng, trấn áp yêu ma, bảo vệ nơi rừng thiêng Tam Đảo.
Chùa địa ngục Tam Đảo

Đường đến chùa địa ngục Tam Đảo

Nếu như bạn là người thích trecking hay đơn giản muốn thỏa mãn trí tò mò và óc khám phá của bản thân, chắc chắn chùa địa ngục Tam Đảo là một điểm đến rất lý tưởng. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo thể lực thật tốt mới có thể đến được nơi đây.
Chỉ cách trung tâm thị trấn Tam Đảo khoảng 15km, nhưng cách đến chùa duy nhất là đi bộ theo lối mòn xuyên qua rừng núi. Nếu bạn bạn là người thích khám phá, thì đây là lịch trình thăm chùa địa ngục Vĩnh Phúc dành cho bạn:
  • Đến trước một ngày, nhận phòng nghỉ ở trung tâm thị trấn Tam Đảo, thưởng ngoạn không khí của thị trấn phố núi một đêm. Và chuẩn bị chuyến trecking sáng hôm sau.
  • Sáng sớm (khoảng 6h là đẹp nhất), bắt đầu hành trình đến chùa địa ngục, bạn cũng có cơ hội ngắm nhìn bình minh nơi đây – sẽ rất thú vị với nhiều bạn đó.
  • Chuyến đi sẽ kéo dài khá dài vì vậy bạn hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn và nước uống nhé. Trên đường đi bạn có thể nghỉ chân tại lán kiểm lâm – rất nhiều người cũng nghỉ tại đây, sau đó tiếp tục.
  • Đừng Are quá vội vàng, hãy thưởng ngoạn khung cảnh trên đường vào chùa, rất hoang sơ nguyên thủy – giống như bước vào thế giới cổ đại vậy.
  • Lưu ý: nên đi giày đế cao, chống nước và chuẩn bị sẵn các dụng cụ sơ cứu cùng như thuốc chống côn trùng nhé!
Chùa địa ngục trên Tam Đảo đang dần trở thành một nơi tham quan, du lịch lý tưởng dành cho các bạn muốn khám phá. Trong năm 2014, rất nhiều du khách đã tìm đến chùa và cảm nhận qua mỗi hành trình vào chùa cũng rất khác nhau (nổi nhất có lẽ là chuyên 1 bạn gái độc hành vào chùa và còn vào ban đêm nữa chứ ^^).
Khi có dự định khám phá tham khảo bạn có thể đặt phòng tại khách sạn anh đức Tam Đảo – sẽ có ưu đại đặc biệt với những bạn đi nhóm đông người nhé!
Đừng quên: Một danh thắng khác rất nên thử khi đến Tam Đảo là Thác Bạc Tam Đảo bạn nhé!
Đường đi Chùa địa ngục Tam Đảo
Bài viết được trích từ nguồn gốc:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại phòng tại Tam Đảo: Nhà nghỉ, khách sạn, resort, homestay

Lễ hội Hoa Đăng Tây Thiên – Tam Đảo 2018

Kinh nghiệm du lịch Tam Đảo 1 ngày với giá rẻ hơn, tại sao không?